top of page
Painting Wall

Làm chủ 

Bản thân

Tổ chức học tập

Painting Wall

Chia sẻ 

Tầm nhìn

Tổ chức học tập

Painting Wall

Mô hình 

Tư duy

Tổ chức học tập

Painting Wall

Đội ngũ 

Học tập

Tổ chức học tập

Painting Wall

Tư duy

hệ thống

Tổ chức học tập

Chào mừng đến với VCOL - Cộng đồng

các tổ chức học tập tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mọi tổ chức đều đang học hỏi, nhưng không phải tổ chức nào cũng là tổ chức học tập.

Tổ chức học tập tạo điều kiện cho các thành viên và đội ngũ học hỏi và liên tục tự chuyển đổi. Đây là nơi mỗi người không ngừng mở rộng khả năng để tạo ra những kết quả, những mô hình tư duy mới, v.v. mà họ thực sự mong muốn đạt được cùng nhau (Peter Senge).

 

Tuy nhiên, việc áp dụng những nguyên tắc này gặp nhiều thách thức, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi mà công trình của Senge cần một khung hành động tinh gọn, các mô hình thực tiễn hướng đến hành động nhất quán để các tổ chức tự chiêm nghiệm & phản ánh qua kết quả phát triển của mình.

Tại VCOL, chúng tôi tin vào sức mạnh của việc học hỏi "dưới phần chìm của tảng băng trôi" & liên tục của mỗi tổ chức.  Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng một cộng đồng nơi các cá nhân và đội nhóm nhận ra được giá trị của tổ chức học tập, tự kiểm nghiệm nội lực bản thân, và hiểu rõ giá trị cũng như con đường đi đến sự vượt trội, khác biệt và không thể sao chép của tổ chức của mình với một tâm thế tự tin, vững vàng & sẵn sàng đối mặt với mọi biến động. 

Tại sao nên tham gia VCOL?

Screenshot 2024-12-08 at 08.42.03.png

Learning Org

Anchor 1

LÀM CHỦ 

BẢN THÂN

Liên tục làm rõ, xác định và theo tuổi tầm nhìn cá nhân để tự cải thiện liên tục trong đội ngũ và trong tổ chức.

CHIA SẺ 

TẦM NHÌN

Tăng khả năng tạo ra và duy trì một tầm nhìn chung tạo đồng thuận và động lực mạnh mẽ của lãnh đạo và mọi thành viên để đạt mục tiêu  chung.

MÔ HÌNH 
TƯ DUY

Phát triển tư duy phản biện, thách thức các giả định và tiếp những quan điểm mới để nhìn nhận thế giới một cách chính xác hơn và hành động hiệu quả hơn

ĐỘI NGŨ 
HỌC TẬP

Liên tục học tập cùng nhau, tăng cường sự trí tuệ tập thể và thành động như một thể thống nhất, vượt xa khả năng của từng cá nhân.

TƯ DUY
HỆ THỐNG

Gắn kết các mảnh ghép, vẽ được bức tranh toàn cảnh và cải thiện quá trình ra quyết định từ đó thúc đẩy các hoạt động bền vững và tạo ra ưu thế cạnh tranh bền vững

woman 2

Làm chủ bản thân

"Mô-đun Personal Mastery đã thay đổi tôi một cách mạnh mẽ. Nó giúp tôi hiểu sâu hơn về điểm mạnh và lĩnh vực cần cải thiện của mình. Quan trọng nhất, nó giúp tôi hiểu rất rõ tôi đang ở đâu và tôi cần làm gì để làm chủ con đường sự nghiệp của mình trong kế hoạch phát triển của đội nhóm và trong tổ chức của tôi."

Nguyen Thi Lan, Marketing Manager

Anchor 2

TUẦN 1 - Mục tiêu & kết quả dự kiến:

  • Hiểu mô-đun Làm chủ bản thân và mối quan hệ với các mô-đun khác của tổ chức học tập.

 

  • Xây dựng kế hoạch cá nhân trong ba vòng tròn: Bản thân; Đội nhóm và Tổ chức.

 

  • Xác định ưu - nhược điểm và lộ trình cải thiện bản thân trong ba vòng tròn các mối quan hệ.

 

  • Tự đánh giá và hoàn thiện kế hoạch làm chủ bản thân với KPI/OKR trong khung thời gian cụ thể.

Mô-đun 01.

Làm chủ bản thân 

Mô tả: Mô-đun này tập trung vào sự phát triển cá nhân và tự hoàn thiện của người tham gia, trong đó đạt được ba mục tiêu sau:

  1. Làm chủ bản thân trong vòng tròn kỳ vọng, quyết tâm của bản thân & gia đình;

  2. Làm chủ bản thân trong mối quan hệ với đội nhóm;

  3. Làm chủ bản thân trong tổ chức. 

70_NonProductionEfforts_TA.png
Woman in Grey Suit

Chia sẻ tầm nhìn 

"Mô-đun Shared Visions đã thay đổi hoàn toàn tổ chức của chúng tôi. Nó giúp chúng tôi thống nhất các mục tiêu và tạo ra một hướng đi thống nhất. Quá trình xây dựng và truyền đạt tầm nhìn của chúng tôi không chỉ truyền cảm hứng mà còn kiến tạo 3 Lực (Động lực - Năng lực - Trợ lực) cho mọi thành viên trong công ty của chúng tôi."

Le Hoang Anh, CEO

Anchor 2

TUẦN 2 - Mục tiêu & kết quả dự kiến:

  • Hiểu mô-đun Chia sẻ tầm nhìn và mối quan hệ với các mô-đun khác của tổ chức học tập.

 

  • Phân bổ để thống nhất tầm cá nhân & đội ngũ với tầm nhìn của tổ chức. 

 

  • Thực hành truyền đạt tầm nhìn, chia sẻ câu chuyện và xây dựng "dashboard gắn kết tầm nhìn" 

 

  • Thực hành phản biện, góp ý và hoàn thiện tầm nhìn chung dựa vào nội lực và tiềm năng của tổ chức.

Mô-đun 02.

Chia sẻ tầm nhìn

Mô tả: Mô-đun này giúp các tổ chức thống nhất mục tiêu, truyền cảm hứng  và hỗ trợ 3 Lực (Động lực - Năng lực - Trợ lực) cho một hướng đi thống nhất. Mô-đun này bao gồm ba mục tiêu: 

  1. Thống nhất và soạn thảo tuyên bố tầm nhìn chung.

  2. Truyền đạt và hỗ trợ 3 Lực để xây dựng tầm nhìn chung.

  3. Xây dựng KPI/OKR để phù hợp với tầm nhìn đã thống nhất. 

93a_Objectives & Key results.png
Woman in Grey Sweater

Mô hình tư duy

"Việc thách thức các giả định và giảm thiểu các thành kiến nhận thức mang lại giá trị cao nhất cho chúng tôi trong Mô-đun Mô hình tư duy. Mô-đun này khuyến giúp chúng tôi phản biện đơn/kép và tiếp nhận những vấn đề phức tạp theo một góc nhìn tinh gọn. Nó giúp chúng tôi thấy rõ sự khác biệt trong quá trình ra quyết định."

Pham Thi Huong, HR Director

Anchor 2

TUẦN 3 - Mục tiêu & kết quả dự kiến:

  • Hiểu mô-đun Mô hình tư duy và mối quan hệ với các mô-đun khác của tổ chức học tập.

 

  • Thảo luận nhóm để giải mã và thách thức mô hình tư duy hiện có. 

 

  • Phân tích vai trò và thực hành phản biện để xây dựng mô hình mới.

 

  • Phân tích tình huống thực tế để áp dụng mô hình mới vào việc triển khai KPI/OKR để đi đúng định hướng tầm nhìn.

Mô-đun 03.

Mô hình tư duy

Mô tả: Mô-đun này khuyến khích người tham gia sẽ học cách thách thức các giả định của mình, giảm thiên kiến nhận thức và tiếp cận vấn đề với tư duy phân tích và sáng tạo hơn. Mô-đun bao gồm ba mục tiêu: 

  1. Kiểm chứng các giả định và giá trị cốt lõi trong tổ chức

  2. Khám phá và phản biện để giải mã mô hình tư duy trong tổ chức

  3. Xây dựng và áp dụng mô hình tư duy mới trong quá trình ra quyết định

76_GenToChuc.png
Successful Manager

Đội ngũ học tập

"Đội ngũ của chúng tôi chưa bao giờ gắn kết và sáng tạo hơn thế. Mô-đun này đã dạy chúng tôi cách giao tiếp hiệu quả và tận dụng thế mạnh của nhau. Chúng tôi đã thấy sự cải thiện đáng kể trong khả năng cộng tác và giải quyết vấn đề của mình. Lần đầu tiên chúng tôi đã có thể xây dựng và theo đuổi OKR đội ngũ trong OKR của doanh nghiệp một cách vững vàng và quyết tâm"

Tran Van Minh, Project Leader

Anchor 2

TUẦN 4 - Mục tiêu & kết quả dự kiến:

  • Hiểu mô-đun Đội ngũ học tập và mối quan hệ với các mô-đun khác của tổ chức học tập.

 

  • Phản biện hiệu quả mang tính xây dựng và không tạo ra xung đột tiêu cực.

 

  • Hiểu và áp dụng khái niệm Sai lầm thông minh tối thiểu để đảm bảo hiệu quả chi phí nhưng vẫn duy trì giá trị khi đề xuất ý tưởng.

 

  • Hiểu và áp dụng thực tế cách đề xuất ý tưởng, sáng kiến, giải pháp hoặc MVP khó có thể bị từ chối.

Mô-đun 04.

Đội ngũ học tập

Mô tả: Mô-đun này nhằm giúp tăng cường sự hợp tác và trao đổi thông tin thông qua cách học hỏi lẫn nhau của các thành viên trong đội ngũ, bao gồm ba mục tiêu: 

  1. Đội ngũ học tập thông qua phản biện đơn/kép 

  2. Đội ngũ học tập thông qua Sai lầm thông minh tối thiểu

  3. Đội ngũ học tập thông qua ý tưởng, sáng kiến, giải pháp mới hoặc MVP (Sản phẩm khả dụng tối thiểu)

24_KhaiNiemConNhim_EN.png
Smiling Young Businessman

Tư duy hệ thống

"Mô-đun Tư duy hệ thống cung cấp cho chúng tôi hiểu biết toàn diện về tổ chức của mình. Bây giờ chúng tôi thấy được bức tranh toàn cảnh và hiểu cách các bộ phận khác nhau của một tố chức tương tác và ảnh hưởng lẫn nhân như thế nào. Điều này giúp chúng tôi ra quyết định tốt hơn và quản lý tài nguyên tốt hơn."

Nguyen Van Tuan, Operations Manager

Anchor 2

TUẦN 5 - Mục tiêu & kết quả dự kiến:

  • Hiểu mô-đun Tư duy hệ thống và mối quan hệ với các mô-đun khác của tổ chức học tập.

 

  • Sơ đồ hóa các hệ thống và thực hành phân tích mối liên hệ giữa các hệ thống đó

  • Biết cách thiết kế sơ đồ vòng lập nhân-quả (CLD - Causal Loop Diagram), trình bày nguyên mẫu hệ thống điển hình và xác định điểm tựa lợi thế

 

  • Thực hành giải quyết một vấn đề phức tạp của hệ thống để tìm ra ưu thế cạnh tranh phù hợp với tầm nhìn đã thống nhất của tổ chức

Mô-đun 05.

Tư duy hệ thống

Mô tả: Mô-đun này cung cấp hiểu biết toàn diện về động lực tổ chức. Người tham gia sẽ học cách nhìn nhận bức tranh toàn cảnh, hiểu được mối liên hệ và đưa ra quyết định có tính đến tác động dài hạn và các vấn đề mang tính hệ thống. Mô-đun có ba mục tiêu: 

  1. ​Hiểu một cách hệ thống các vấn đề phức tạp của tổ chức

  2. Hiểu một cách hệ thống mối quan hệ giữa các Mô-đun của tổ chức học tập

  3. Hiểu và giải quyết các vấn đề hệ thống để tìm ra ưu thế cạnh tranh duy nhất của tổ chức​

81_PuzzleDone.png

Trải nghiệm với VCOL

"Tham gia VCOL là một trải nghiệm mang tính chuyển đổi đối với tổ chức của chúng tôi. Chương trình toàn diện, thực tiễn và đặc biệt có công cụ thực hành mang tính hệ thống đã nâng cao đáng kể năng lực của chúng tôi ở mọi cấp độ.

 

Trong vài tuần ngắn ngủi, 5 mô-đun của VCOL đã giúp chúng tôi đạt được sự đồng thuận chưa từng có về mục tiêu tổ chức cũng như ra những quyết định đúng thời điểm, có căn cứ vững vàng của các cá nhân và đội ngũ. Điều này đã giúp chúng tôi đạt vị trí số 1 trong phân khúc quan trọng nhất mà chúng tôi theo đuổi lâu nay. 

 

Nhìn chung, VCOL không chỉ cải thiện năng suất mà còn cải thiện cả sự trưởng thành của tổ chức. Giờ đây, chúng tôi được trang bị tốt hơn để vượt qua những thách thức và nắm bắt cơ hội, nhờ vào những hiểu biết và kỹ năng vô giá có được từ chương trình này."

Nguyen Van Binh, Chief Executive Officer

Tạo nên
các
giá trị

learning-model_58688268.png

"Fellowship 100 - Chương trình Học bổng Huấn luyện dành riêng cho 100 nữ lãnh đạo của tổ chức học tập 

được xác nhận bởi các chuyên gia, nhà ngoại giao và lãnh đạo tổ chức hàng đầu"

Hide and Seek
learning-model_58688268.png

Tham gia các cuộc 
​đối thoại thú vị

của chúng tôi

cuộn

... VÀ TRỞ THÀNH CÁC ĐẠI SỨ HỌC TẬP ĐẦU TIÊN

Hãy cùng duy trì giá trị của tổ chức học  tập

Cảm ơn đã gửi!

Hide and Seek
Framework-for-an-organisational-learning-in-HSO.png

Câu hỏi chính

Hãy tập trung vào một số điểm cốt lõi

1. Tổ chức của bạn có phải là tổ chức học tập không? Tổ chức của bạn là tổ chức nào trong 4 tổ chức học tập ở hình bên ?

2. Tổ chức của bạn phản biện đơn hay kép? Đối thoại phân quyền hay tập trung từ trên xuống? 

3. Tổ chức của bạn tập trung vào hành động đơn lẻ hay hệ thống? Cấu trúc lỏng lẻo hay vững chắc?

4. Tổ chức của bạn ra quyết định cảm tính, dựa vào số liệu đáng tin cậy hay hợp nhất?

 

5. Tổ chức của bạn có thể trở thành hình mẫu học tập sâu, thất bại nhanh và tự chuyển đổi một cách vững vàng? 

Trở thành thành viên VCOL 

Và trở thành một trong những nhân vật đầu tiên trong Cuốn sách về Tổ chức học tập tại Việt Nam - bên cạnh các Đại sứ, các chuyên gia lãnh đạo hàng đầu về đổi mới sáng tạo & bền vững

-----

info@respectvn.com  |  Tel: +84 0888061222

  • Black Facebook Icon
  • Black Twitter Icon
  • Black Instagram Icon

Trở thành thành viên của chúng tôi

Chọn đúng Module cho bạn
Ngày bắt đầu
Anchor 5
bottom of page